Canalblog
Editer l'article Suivre ce blog Administration + Créer mon blog
Publicité
Les Carnets de Philippe Truong
Les Carnets de Philippe Truong
Publicité
Les Carnets de Philippe Truong
Archives
28 janvier 2012

CANON HOLLANDAIS AU MUSEE DE HUË (3) : CANON HOLLANDAIS COMMANDE PAR LES SEIGNUERS TRINH.

3. Khẩu thần công mang số đăng ký BTH-TB KL2

Canon Hollandais 17e s décor lotus Musée de HuêKhẩu súng thần công do chúa Trịnh đặt làm vào khoảng các năm 1677 - 1678.

Ngoài 2 khẩu súng có gốc tích, lai lịch rõ ràng trên đây, BTCVCĐ Huế còn lưu giữ một khẩu súng Hà Lan không đề tên người đúc và năm đúc. Trên chốt súng này chỉ bảy chữ Hán được khắc thêm về sau: 五 尺 四 二 寸 三 一 (ngũ xích tứ nhị thốn tam nhất: dài 5 thước 42 tấc 31 phân).

Inscription gravé sur tourillon du Musée de Huê AChữ Hán khắc trên chốt súng.

Hoa văn trang trí trên thân súng là những kiểu thức tiêu biểu của Việt Nam lúc bấy giờ như hoa cúc, hoa thị hoặc hay hồi văn hoa mai liên hoàn. Ngoài ra, phía trên phần thân sau của súng, có đúc nổi một bông sen trong một hình oval cách điệu như một búp hoa. Kiểu thứ búp ho cách điệu này lấy ý từ một kiểu hoa văn trang trí của phương Tây nhưng cách thể hiện có phần hơi khác. Điều này cho thấy có sự sao chép các kiểu thức trang trí theo motif châu Âu.

Frises sur canon lotus Musée de HueHoa văn Việt Nam trang trí trên khẩu súng do chúa Trịnh đặt làm.

Kỹ thuật đúc và chất liệu đồng của khẩu súng này không tốt bằng hai khẩu thần công do Wegewaert đúc năm 1640 và Koster đúc năm 1661. Theo tôi, đây là khẩu thần công do chúa Trịnh đặt mua của Hà Lan.

Theo hồ sơ lưu trữ của Công ty Đông Ấn Hà Lan thì vào năm 1671, chúa Trịnh có đặt đúc súng thần công thông qua thương điếm của công ty tại Batavia và chúa đã gửi mẫu súng làm bằng gỗ để thợ Hà Lan theo đó mà đúc lại bằng đồng. Mãi đến năm 1677, Toàn quyền Batavia mới đồng ý cho đúc tại Batavia các khẩu súng mà chúa Trịnh đã đặt hàng và đến tháng 5.1678, thuyền Experiment và Croonvogel mới chở súng sang Đàng Ngoài để bàn giao cho chúa Trịnh Tạc 6 khẩu. Chúa Trịnh rất hài lòng nhưng ông Besselman, người phụ trách thương điếm Hà Lan tại Kẻ Chợ đã gặp nhiều khó khăn khi thu hồi tiền trả cho việc đúc 6 khẩu súng này. Trong thương vụ này, Công ty Đông Ấn Hà Lan thua lỗ 6.000 đồng florin, do đó họ quyết định ngưng việc đúc súng cho chúa Trịnh.

Décor lotus sur canon de HuêHình hoa sen trang trí trên khẩu súng do chúa Trịnh đặt làm.

Ba khẩu thần công này là những bằng chứng cho việc mua bán vũ khí giữa chính quyền Đàng Ngoài của chúa Trịnh với Công ty Đông Ấn Hà Lan. Tuy nhiên, 3 khẩu súng này lại là biểu tượng của ba hoạt động tách biệt với nhau:

Canon hollandais de Kylianus Wegewart CampSúng thần công do Kylianus Wegewaert đúc năm 1640 đang trưng bày tại BTCVCĐ Huế.

- Khẩu súng mang số hiệu BTH-TB KL2 53 do ông Kylianus Wegewaert đúc tại Kampen năm 1640 là một món quà do Công ty Đông Ấn Hà Lan đặt làm riêng cho chúa Trịnh, vì thế hoa văn trên súng có hoa văn kiểu Việt Nam, vừa có hoa văn của Hà Lan;

Ha Lan C 3Súng thần công do ông Gerard Koster Bé đúc năm 1661 đang trưng bày tại BTCVCĐ Huế.

- Khẩu súng mang số hiệu BTH-TB KL2 52 do ông Gerard Koster Bé đúc tại Amsterdam năm 1661 là một bảo vật có trên một thương thuyền quan trọng của Công ty Đông Ấn Hà Lan. Về sau do lỗi thời nên mới được bán lại cho chúa Trịnh;

Ha Lan B 2Khẩu súng thần công do chúa Trịnh đặt làm vào khoảng các năm 1677 - 1678.

- Khẩu súng BTH-TB KL2 52 được đúc vào khoảng các năm 1677 - 1678, là vũ khí do chúa Trịnh đặt làm tại Batavia theo mẫu định sẵn làm bằng gỗ. Vì thế, tuy hình dáng của súng chịu ảnh hưởng của súng thần công Hà Lan, nhưng trang trí trên súng lại mang đặc trưng của văn hóa thời Lê-Trịnh.

Sau cùng, tôi cho rằng, sự hiện diện của những khẩu súng thần công của Hà Lan này ở Huế có ý nghĩa rất lớn trong việc làm mẫu cho để sau này các vua triều Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng, Thiều Trị dựa vào đó để cho đúc súng thần công của triều Nguyễn.

Philippe Truong

Publicité
Publicité
Commentaires
Publicité